Cách đây vài ngày, tôi tham dự buổi họp lớp cấp 3 sau hơn 10 năm ra trường. Chỉ trong nh áy mắt, những người bạn học cũ của tôi và chính bản thân tôi giờ đã ngoài 30 tuổi. Một độ tuổi mà ai cũng đến độ ‘chín’, đến độ trưởng thành thật sự. Bạn bè của tôi phần lớn đã hoàn thành những dấu mốc lớn trong đời như lập gia đình, xây nhà, mua xe,…
Theo WTT, tôi rất hào hứng khi lần đầu tiên được gặp lại bạn cũ sau nhiều năm xa cách. Lần họp lớp này quả thực vô cùng xúc động. Vì đi làm ăn xa nên tôi rất ít về nhà, đây là lần họp duy nhất tôi tham gia kể từ sau khi tốt nghiệp.
Hàn huyên trò chuyện hồi lâu, tôi bỗng thấy Á Viên tới. Á Viên trước đây được mệnh danh là hoa khôi của trường tôi, cô ấy nổi tiếng xinh đẹp, dịu dàng, được rất nhiều bạn nam viết thư tỏ tình. Giờ bước sang tuổi 30, trông cô ấy khồng còn tươi trẻ, khoé mắt xuất hiện nếp nhăn, khuôn mặt tỏ vẻ phờ phạc và mệt mỏi. Càng trò chuyện, cô ấy càng kể nhiều chuyện không vui của cuộc sống hôn nhân khiến chúng tôi vừa bất ngờ vừa thương cho cô ấy.
Á Viên lấy chồng khi 20 tuổi, sau khi tốt nghiệp cấp 3 được 2 năm. Thời gian đầu, mọi người đều vui mừng cho cô ấy vì được gả vào một gia đình giàu sang, vị thế hơn hẳn gia đình cô. Nhưng quãng thời gian hạnh phúc chẳng kéo dài bao lâu, gia đình chồng Á Viên bắt đầu tỏ thái độ coi thường, thậm chí mẹ chồng chê cô học thức thấp, gia cảnh hèn kém.
Á Viên không đi làm, cũng chẳng thế góp sức vào công việc kinh doanh của nhà chồng. Cô chỉ có thể ở nhà làm công việc nội trợ, hàng ngày nấu 3 bữa cơm, đợi chồng đi làm về mỗi ngày. Vì thế, nét xinh đẹp, yêu kiều của cô cũng biến mất, giờ chỉ còn một Á Viên xuề xoà trong cách ăn mặc, thường để mặt mộc khi ra ngoài với vẻ mệt mỏi thiếu ngủ.
Ngược lại với Á Viên, Kiều Mai trước đây là cô gái bình thường với vẻ ngoài giản dị, dễ thương, chăm chỉ học tập giờ đã toả sáng. Cô ấy mới sinh con cách đây không lâu nhưng vẫn giữ được vóc dáng gọn gàng, làn da căng sáng.
Một bạn cùng lớp nói đùa: “Kiều Mai, con mấy tháng thì có thể rời xa mẹ được?”. Cô chỉ cười nói: “Không sao đâu, ở nhà có người giúp việc hỗ trợ, chồng mình cũng phụ giúp. Nếu có chuyện gì, anh ấy sẽ gọi cho mình”.
Ở 2 người bạn học là 2 cuộc đời khác nhau: Một người sinh con ở tuổi 20 và một người sinh con ở tuổi 30. Có thể thấy tác động của việc sinh con thực sự rất lớn đối với phụ nữ.
Tôi nhận ra những người phụ nữ sinh con sớm dường như thiệt thòi hơn rất nhiều, ảnh: dsD
Tôi nhận ra sự khác biệt quá lớn giữa phụ nữ sinh con ở tuổi 20 và sinh con ở tuổi 30
Khác biệt về tâm lý
Một cô gái 20 tuổi có thể đang học Đại học hoặc mới bước vào xã hội. Lúc này, tâm lý của cô ấy dù là suy nghĩ hay làm việc vẫn còn rất non nớt. Vậy làm thế nào cô ấy có thể chăm sóc cho bản thân và gia đình?
Nhưng người phụ nữ 30 tuổi thì khác. Sau khi trải qua giai đoạn vất vả ngoài xã hội, họ đã trưởng thành hơn, có thể làm tròn trách nhiệm của người vợ, người mẹ.
Khách biệt về kinh tế
Đối với một cô gái 20 tuổi, chưa nói đến sự độc lập về tài chính, thậm chí có thể còn chưa học xong. Kinh tế của những cô gái trẻ tuổi chưa ổn định, sao có thể nuôi con, dạy con.
Đối với phụ nữ 30 tuổi thì khác. Sau nhiều năm phấn đấu, họ đã có nền tảng tài chính nhất định. Việc lo cho học hành của con cái đối với họ không còn là vấn đề nữa.
Khác biệt về sức khoẻ
Như chúng ta đã biết, độ tuổi sinh con tốt nhất của phụ nữ là từ 25 – 30 tuổi. Mặc dù vào năm 20 tuổi, một cô gái đã phát triển toàn diện nhưng vẫn chưa đạt đến khả năng sinh sản tốt nhất. Nhưng phụ nữ 30 tuổi thì mọi chỉ số thể chất đều đã hoàn thiện.
Tại sao không nên sinh con quá sớm khi bản thân chưa vững vàng về kinh tế và trưởng thành về suy nghĩ
Theo nghiên cứu y học, cả cơ quan sinh sản và xương chậu của phụ nữ đều chưa trưởng thành hoàn toàn trước 23 tuổi. Gánh nặng thêm do kết hôn sớm và sinh con sớm có hại cho sức khỏe của cả mẹ và con. Nhiều trường hợp sinh nở khó khăn và dễ gây ra một số biến chứng.
Xã hội ngày nay đã khác xưa. Phụ nữ cũng cần có khả năng tự lập để tồn tại. Tuy nhiên, nếu kết hôn và sinh con quá sớm, họ thậm chí có thể không hoàn thành được việc học.
Trong khi những cô gái khác đi làm và tích lũy kinh nghiệm thì những cô gái kết hôn sớm phải ở nhà nuôi con và chăm sóc con. Khi con lớn lên, các cô gái không còn trẻ nữa, không có kinh nghiệm làm việc và gặp nhiều vấn đề trong công việc.
Đặc biệt, sự trưởng thành của trẻ cần có sự giáo dục và hướng dẫn đúng đắn của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ còn quá trẻ, trẻ có thể chưa đáp ứng đủ các yêu cầu về kinh nghiệm xã hội, cách ứng xử với mọi người hay sự trưởng thành về mặt tinh thần.
Những cô gái kết hôn sớm khó có thể cho con mình nền giáo dục đúng đắn, thậm chí họ còn dễ dàng trút cảm xúc tiêu cực do cuộc sống không như ý lên con cái. Điều này cực kỳ vô trách nhiệm đối với con cái.