EVN L:Ỗ Hơn 1 Tỉ USD, Gi á ᴆɪᴇ̣̂п Có Thể T ă ng Tiếp…?

Tin Tức

Năm 2023, EVN ghi nhận lỗ sau thuế hơn 26.770 tỉ đồng (tương đương hơn 1 tỉ USD). Với con số lỗ trên, nhiều khả năng giá điện sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng trong thời gian tới

Trong báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 vừa được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố, doanh thu hợp nhất của EVN năm 2023 đạt hơn 500.700 tỉ đồng, trong đó doanh thu từ bán điện đạt hơn 498.436 tỉ đồng, chiếm 99% doanh thu hợp nhất.

Gi á điện có thể tiếp tục được điều chỉnh tăng khi EVN lỗ thêm 1 tỉ USD

Lợi nhuận gộp ghi nhận hơn 13.000 tỉ đồng, tăng 20%. Tuy nhiên, con số này không đủ bù đắp chi phí lãi vay, chưa tính tới các chi phí hoạt động và quản lý.

Năm 2023, EVN ghi nhận lỗ sau thuế hơn 26.770 tỉ đồng (tương đương hơn 1 tỉ USD). Đáng chú ý, EVN phải trả hơn 18.985 tỉ đồng tiền chi phí lãi vay trong năm 2023, tương đương 52 tỉ đồng/ngày.

Trước đó, năm 2022, EVN cũng lỗ 20.747 tỉ đồng. Như vậy, lũy kế 2 năm 2022-2023, EVN lỗ hơn 47.500 tỉ đồng (tương đương gần 2 tỉ USD).

Việc EVN tiếp tục ghi nhận số lỗ năm 2023 khiến nhiều người lo ngại rằng giá điện bán lẻ sẽ sớm được điều chỉnh tăng.

Trong năm 2023, giá điện bán lẻ tăng 2 lần 3% vào tháng 5-2023 và mức 4,5% vào tháng 11-2023. Tổng hai lần tăng giá trong năm 2023, giá điện bán lẻ đã tăng thêm hơn 142,35 đồng/kWh và giá điện bình quân tăng từ mức 1.920,3 đồng lên mức giá mới là 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).

Tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương diễn ra hồi tháng 6-2024, ông Nguyễn Thế Hữu, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, cho biết Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra giá thành sản xuất điện của EVN, thời điểm đó chưa có kết quả.

Thông tin thêm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết điều chỉnh giá điện phải thực hiện theo Quyết định 05/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng áp dụng từ ngày 15-5-2024. Theo đó, “quy định giá điện có giảm, có tăng nên chúng ta đừng nghĩ điều chỉnh giá điện là sẽ tăng” – ông Tân nói.

Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, nếu giá điện bình quân giảm 1% là EVN phải giảm ngay. Bộ Công Thương có trách nhiệm giám sát, yêu cầu EVN giảm giá điện, còn muốn tăng thì phải báo cáo trong thẩm quyền của EVN, Bộ Công Thương, Chính phủ.

“Cần đánh giá tác động kinh tế – xã hội từ việc tăng – giảm giá điện. Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra, rà soát để tính toán đảm bảo khoa học, khách quan có c ông thức tính toán cụ thể phương á n giá điện, chờ kết quả kiểm tra để biết thời điểm nào phù hợp” – Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin.