Thầy Khang nhận n uôi đến năm 18 tuổi các con th oát n ạn trong v ụ l ũ qu ét Làng Nủ

Tin Tức

Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie (Hà Nội) quyết định nhận nuôi tất cả trẻ em, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ quét k inh h o àng tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, H.Bảo Yên, Lào Cai.

“Thầy muốn nhận Hành là cháu nội được không?”

Xem phóng sự trên Báo Thanh Niên về học sinh Nguyễn Văn Hành, lớp 12 THPT số 1 Bảo Yên chỉ còn lại một mình trên đời sau trận lũ quét qua Làng Nủ, thầy Nguyễn Xuân Khang lập tức nhắn với tôi: “Em tìm cách liên lạc với cô giáo của em Hành. Nhờ cô khuyên em tiếp tục học hết lớp 12 và có thể học lên nữa. Thầy Khang sẽ nuôi em ăn học, đến lúc đi làm. Em Hành m ất b ố, nay lũ quét lấy đi người mẹ. Không gì bù đắp được tổn thất tinh thần. Nhưng giúp em tiếp tục học tập thì thầy Khang làm được”.

Điều khiến thầy Khang muốn thật nhanh liên lạc với cô giáo của Hành vì trong phóng sự ấy, Hành nói bây giờ điều em lo lắng nhất là chỉ còn lại một mình trên đời, chắc em phải nghỉ học để đi làm kiếm sống.

Đề nghị của thầy Khang khiến tôi ngh ẹn lại vì cảm động, tôi tìm xin số của l ãnh đạo nhà trường vì nghĩ rằng họ sẽ cùng thầy Kh ang ph ối h ợp lâu dài trong quá trình giúp đỡ em Hành.+

Tôi gửi thầy Khang số điện thoại của cô Hiệu phó Nguyễn Thị Hồng. Thầy gọi cô Hồng, nói với cô mong muốn sẽ hỗ trợ toàn bộ kinh phí học tập, ăn ở, sinh hoạt hàng tháng cho Hành để em yên tâm học tập.

Cô Hồng bật khóc vì bất ngờ và quá xúc động khi một người thầy ở Hà Nội không hề quen biết, sẵn sàng giúp đỡ học trò của cô trong lúc em lâm vào hoàn cảnh khó khăn, bế tắc nhất.

Cô Hồng vào bệnh viện để báo tin vui cho Hành và gọi điện để thầy Khang trực tiếp nói chuyện với em. Thầy hỏi Hành tỉ mỉ từ tình trạng sức khỏe đến việc ăn uống ra sao… rồi nói: “Con hơn cháu nội út của thầy 1 tuổi. Vậy con đồng ý cho thầy nhận con là cháu nội được không?”. Hành khóc nghẹn: “Dạ được ạ”.

Thế rồi hai ông cháu, một người ở Hà Nội, một người vừa thoát khỏi trận lũ kinh hoàng ở Làng Nủ, thủ thỉ bàn tính đến chuyện tương lai.

“Ông nội” nói: “Bây giờ ông sẽ giúp con đủ  t i ề n để ăn học. Ông và các cô giáo của con đều muốn con tiếp tục học xong lớp 12 và học lên nữa, con đồng ý không?”. Hành lại khóc: “Con đồng ý ạ”.

Thầy Khang hỏi Hành: “Để đủ tiền ăn học thì mỗi tháng con cần bao nhiêu?”. Hành vốn chưa từng phải lo toan cuộc sống, trở nên lúng túng không biết trả lời thế nào. Cô Hồng sau khi trao đổi với Hành nói với thầy Khang: “Ở trên này các cháu được khoảng 3 triệu một tháng thì thoải mái rồi ạ”.

Thầy Khang “c hốt” ngay, mỗi tháng sẽ cho Hành 3 triệu đồng, khi nào có việc đột xuất cần thêm thì nói với “ông nội”. Thầy nhờ cô Hồng mở tài khoản ngân hàng cho Hành để hàng tháng thầy gửi t i ề n vào tài khoản đó. Đồng thời cũng nhờ cô mua giúp thầy tặng cho Hành một chiếc điện thoại để ông cháu th i th oảng nói chuyện với nhau.

Trong cuộc nói chuyện đầu tiên này, Hành khóc nghẹn khi nói lời cảm ơn thầy Khang và hứa với sẽ học vượt qua nỗi đau mất hết cả gia đình, cố gắng học hành chăm chỉ để tốt nghiệp THPT. Còn học gì sau đó nữa thì Hành xin “ông nội” cho con suy nghĩ thêm…”. Thầy Khang động viên: “Con hứa rồi nhé. Cố gắng lên”.

Vậy là từ khi biết hoàn cảnh của em Hành qua bài Báo Thanh Niên đến khi thống nhất xong việc nuôi Hành của thầy Khang chưa đầy 24 giờ.

Thầy Nguyễn Xuân Khang cùng học trò của mình tại lễ khai giảng vừa qua. ẢNH: NGUYỄN LÂM

Vẫn chưa hết nghẹn ngào và bất ngờ, cô Hồng nói với PV Thanh Niên: “Những ngày qua, chúng tôi vừa cắt cử nhau vào chăm sóc, động viên em Hành nhưng trong lòng cũng quặn thắt lo lắng về việc học tập và tương lai của em. Thầy Khang thực sự là một vị cứu tinh của thầy trò chúng tôi”.

“Cứ nhìn vào danh sách ấy tôi lại khóc!”

Không chỉ đến khi nhận nuôi em Hành, trước đó khi hàng giờ cập nhật tin tức tang thương từ Làng Nủ, thầy Khang cũng đã nhờ nhóm phóng viên đang tác nghiệp tại hiện trường phối hợp với Phòng GD-ĐT H.Bảo Yên và UBND xã Phúc Khánh lập danh sách các cháu từ 15 tuổi trở xuống, còn sống sót sau lũ quét ở Làng Nủ.

“Đau thương quá! Chúng ta sẽ bù đắp cho các con. Các con sẽ được ấm no và học hành tử tế”, thầy Khang bị thôi thúc bởi suy nghĩ ấy.

Thầy Nguyễn Xuân Khang chia sẻ: “Cứ nhìn vào danh sách ấy tôi lại khóc!”. ẢNH: CHỤP TÀI LIỆU

Nhận được bảng danh sách mang tên “Học sinh bị l ũ cuốn” do Trường tiểu học – THCS số 1 Phúc Khánh (H.Bảo Yên) tổng hợp, thầy Khang nói: “Cứ nhìn vào danh sách ấy tôi lại khóc”.

Danh sách thống kê 20 em ở mọi khối lớp có những cái tên bôi đỏ, bôi vàng. Cuối danh sách ấy có ghi chú: “Học sinh bôi vàng là bị thương, bôi đỏ là đã m ấ t”. Số học sinh “bôi đỏ” lên tới 13 em, chỉ còn lại 7 học sinh “bôi vàng”.

Thầy Nguyễn Xuân Khang và Trường Marie Curie đã quyết định sẽ nhận cấp dưỡng các cháu ăn học cho đến 18 tuổi, bằng cách: cấp ti ề n 3 triệu đồng/cháu/tháng, chuyển khoản trực tiếp cho bố mẹ hoặc người đ ỡ đ ầ u của các bé.

https://thanhnien.vn/thay-khang-nhan-nuoi-den-nam-18-tuoi-cac-con-thoat-nan-trong-vu-lu-quet-lang-nu-185240917155258754.htm